Giáo dục sớm bằng cách nào? Là câu hỏi những cha mẹ đang tìm hiểu về giáo dục sớm đặt ra rất nhiều. Có những cách giáo dục sớm nào? Những phương pháp giáo dục sớm nào đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay? Cách giáo dục sớm hiệu quả nhất hiện nay là gì?
Mục lục bài viết
Giáo dục sớm là gì?
Đây là một khái niệm được đưa ra từ rất lâu ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu. Đó là một giai đoạn quan trọng để phát triển 5 mảng chính ở trẻ gồm: ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp xã hội, cảm xúc và thể chất. Giai đoạn này được tính từ lúc sinh đến trẻ hết 8 tuổi. Nhưng quan trọng nhất là từ 0-3 tuổi.
Giáo dục sớm là giáo dục khai mở và phát triển tiềm năng con người trong giai đoạn từ 0-6 tuổi đặc biệt từ 0-3 tuổi. Đây là quá trình giáo dục kích thích chức năng phát triển của não bộ trong thời kỳ sinh trưởng não.
Khác với giáo dục theo kiểu truyền thống. Giáo dục sớm không phải là ép trẻ học trước chương trình, dạy kiến thức trước tuổi mà là “vừa học vừa chơi” với trẻ. Trẻ được tiếp thu kiến thức một cách vô cùng chủ động.

Giáo dục sớm có rất nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản đều có chung mục đích là giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Những đứa trẻ được giáo dục sớm, được hưởng tư duy giáo dục tiến bộ sẽ có lợi rất nhiều đối với sự phát triển sau này.
Tầm quan trọng của giáo dục sớm
Theo TS. Alvarado, National University, Mỹ, đó là thời điểm quan trọng trẻ bắt đầu lần lượt học các kỹ năng trong sự tương tác với môi trường và với mọi người bao gồm bố mẹ, bạn bè và thầy cô. Sự học hỏi trong giai đoạn này là quan trọng bởi vì nó trùng với tính linh động trong sự phát triển của các mối nối thần kinh của não bộ trẻ, theo GS. Couperus.
Do đó, giáo dục sớm nên được hiểu là thời điểm tập trung vào xây dựng trải nghiệm tích cực để trẻ học hỏi và phát triển các kỹ năng cần có trong tương lai.
Thực tế, những trẻ được quan tâm đúng để phát triển giáo dục sớm không chỉ thông minh mà còn phát triển đủ các kỹ năng xã hội như giao tiếp, kiểm soát cảm xúc tốt, có nhận thức và duy trì 1 lối sống thể chất lành mạnh.

Giáo dục sớm bằng cách nào?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu điểm cụ thể, để bố mẹ lựa chọn áp dụng phương pháp phù hợp nhất cho bé nhà mình. Dưới đây là tổng hợp những phương pháp giáo dục sớm phổ biến nhất, để bố mẹ tham khảo.
1. Phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori được đặt tên theo giáo sư Montessori (1870 – 1952) là tiến sĩ, bác sĩ và nhà giáo dục người Ý. Điểm nổi bật ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập và tự do trong khuôn khổ cho phép trong việc hình thành nhân cách ở trẻ. Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép các bé phát triển tùy theo khả năng và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình này phải đảm bảo tôn trọng tính riêng biệt của từng trẻ và phải bố trí phòng học, bài học phù hợp những nhu cầu cũng như mục đích của mỗi em.

2. Phương pháp giáo dục sớm Shichida
Shichida là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời vào năm 1960. Phương pháp này được đặt tên theo tên người sáng lập – Giáo sư Makoto Shichida (1929 – 2009).
- Phát triển trí óc, hướng đến sự phát triển cân bằng của hai bán cầu não.
- Giáo dục tinh thần, giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm.
- Giáo dục thể chất thông qua những bài tập phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
- Giáo dục dinh dưỡng vì đây là 1 phần quan trọng cung cấp đầy đủ dưỡng chất, là nền tảng cho cơ thể trẻ phát triển. Dinh dưỡng quan niệm mới trong các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ đang phát triển hiện nay.

3. Phương pháp HighScope

4. Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia

5. Giáo dục sớm bằng cách áp dụng phương pháp Glenn Doman

Giáo dục sớm có nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản đều có chung mục đích là giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Trẻ em được hưởng giáo dục sớm không chỉ thông minh hơn mà còn có năng lực điều khiển cảm xúc, hành vi tốt hơn. Giáo dục sớm đúng cách sẽ mang lại những kết quả tuyệt vời cho con bạn.