Các phương pháp giáo dục sớm được áp dụng nhiều nhất hiện nay

Xã hội ngày càng phát triển, cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thông minh, giỏi giang. Chính vì vậy, những cách nuôi dạy con khoa học, các phương pháp giáo dục sớm hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho con cả về thể chất và trí tuệ được áp dụng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, giữa nhiều nguồn thông tin trên mạng, nhiều cha mẹ bị hoang mang không hiểu rõ đâu là giáo dục sớm, giáo dục sớm có những lợi ích gì và những phương pháp giáo dục sớm nào được tin tưởng áp dụng nhiều nhất hiện nay. Trong bài viết này, GDKids sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quát nhất về giáo dục sớm trước khi áp dụng cho bé nhà mình.

Giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm là giáo dục khai mở và phát triển tiềm năng của con người trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, đặc biệt từ 0-3 tuổi. Đây là quá trình giáo dục kích thích chức năng của não bộ phát triển trong thời kỳ sinh trưởng của não.
Khác với phương pháp giáo dục theo kiểu truyền thống, đối với Giáo dục sớm, trẻ em không hề bị ép học sớm trước tuổi mà được phát triển hết sức tự nhiên, “học mà chơi, chơi mà học”. Với phương pháp “dạy trong linh hoạt, học trong trò chơi, người dạy có ý mà người học vô ý, trong lúc chơi có học và trong học hành có chơi, trẻ tự quen với môi trường, và người lớn làm gương dẫn dắt, tích cực động viên khích lệ, yêu thương dạy dỗ nhưng không quá nuông chiều, nuôi dưỡng trẻ có thói quen hình thành tính cách nhất định”.

Nội dung cơ bản của các phương pháp giáo dục sớm

Giáo dục sớm có nhiều phương pháp khác nhau nhưng về cơ bản đều có chung mục đích là mang đến cho trẻ sự phát triển toàn diện nhất, khai phóng tối đa tiềm năng não bộ. 

– Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh qua việc khuyến khích trẻ vận động khám phá
– Hình thành thói quen tốt qua việc rèn luyện các hành vi hằng ngày
–  Xây dựng lòng đam mê trí tuệ
–  Phát triển ngôn ngữ nghe và nói đồng thời
– Có tình yêu với tất cả những thứ tốt đẹp.
cac_phuong_phap_giao_duc_som_4
Nội dung của các phương pháp giáo dục sớm

Nguyên tắc của các phương pháp giáo dục sớm

Chương trình giáo dục sớm nên rõ 3 mặt quan trọng nhất cần giáo dục sớm đó là: giao tiếp và ngôn ngữ, phát triển cảm xúc, xã hội, cá nhân và phát triển thể chất. Những mặt này được củng cố và áp dụng xuyên suốt trong 4 mặt cụ thể đó là: đọc viết, toán học, hiểu biết về thế giới quan và chương trình vận động.

Các phương pháp giáo dục sớm hiện nay 

Hiện nay, có nhiều phương pháp giáo dục sớm khác nhau và mỗi phương pháp có những ưu điểm cụ thể đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Dưới đây là những phương pháp giáo dục sớm được phụ huynh tin tưởng và áp dụng nhất.

1. Phương pháp giáo dục sớm Montessori

Phương pháp giáo dục sớm Montessori được đặt tên theo giáo sư Maria Montessori (1870 – 1952), tiến sĩ, bác sĩ và nhà giáo dục người Ý.
Điểm nổi bật ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập và tự do trong khuôn khổ cho phép trong việc hình thành nhân cách ở trẻ. Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép các bé phát triển tùy theo khả năng và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình này phải đảm bảo tôn trọng tính riêng biệt của từng trẻ và phải bố trí phòng học, bài học phù hợp những nhu cầu cũng như mục đích của mỗi em.
Montessori hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các trường mầm non quốc tế ở Việt Nam. Ngoài tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, phương pháp này cũng giúp trang bị đầy đủ các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại cho học sinh.
Với phương pháp này, người lớn không can thiệp quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là đối với việc áp đặt tư tưởng, quan điểm cái nhìn đối với bé. Trẻ tiếp nhận các kích thích bằng bản năng, trẻ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.
cac_phuong_phap_giao_duc_som
Phương pháp giáo dục sớm Montessori

2. Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm tiên tiến trên thế giới. Phương pháp được lấy tên từ giáo sư Glenn Doman, người đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ em. Phương pháp được giáo sư Glenn Doman nghiên cứu và phát triển cùng các cộng sự của mình tại Viện Nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người (IAHP).
Phương pháp Glenn Doman áp dụng thành công trên 180 quốc gia. Tại Việt Nam, phương pháp đã xuất hiện được hơn 8 năm và được hơn 300.000 cha mẹ áp dụng thành công.
Phương pháp Glenn Doman nhấn mạnh rằng khi một đứa trẻ mới sinh, chúng sử dụng não phải rất nhiều. Chỉ khi chúng lớn hơn thì chúng mới bắt đầu chuyển dần sang não trái. Một đặc tính rất thú vị của não phải là khả năng chụp hình tự nhiên. Nó có thể nhớ tất cả những hình ảnh của mọi thứ trong khi não trái lại được cho rằng chỉ có thể nhớ được một phần nào đó của vật. Vì lý do này, tốc độ là yếu tố then chốt.
Trong khi người lớn cần thời gian để nhớ một bức tranh hay một từ thì đứa trẻ chỉ cần 1 giây để ghi nhớ hình ảnh. Với đặc điểm này, Glenn Doman chú trọng vào sự phát triển của não phải. Thông qua việc học mà chơi với các bộ học liệu là những tấm thẻ flashcard, dotcard, khả năng phân tích, xử lý tư duy của não phải sẽ tăng dần lên và ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, phương pháp Glenn Doman cũng làm tăng sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái. Phương pháp được thực hiện tại nhà, chính cha mẹ là người dạy và chơi cùng bé, là người thầy đầu tiên và đặc biệt của con.

Lợi ích của phương pháp

Phương pháp Glenn Doman mang đến cho trẻ nhiều lợi ích quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, khai phóng nền tảng tư duy. Cụ thể như sau:
– Phát triển khả năng ngôn ngữ, tăng vốn từ vựng, tự tin hơn trong giao tiếp
– Tăng khả năng tập trung, ghi nhớ, tăng khả năng tư duy logic
– Hiểu biết về thế giới xung quanh, tăng khả năng tìm tòi khám phá thế giới quan.
Phương-pháp-giáo-dục-sớm-Glenn-Doman
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

3. Phương pháp Shinchida (Nhật Bản)

Shichida là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời vào năm 1960. Phương pháp được đặt tên theo người sáng lập – Giáo sư Shichida (1929 – 2009).
Phương pháp Shichida tập trung vào 4 yếu tố:
– Phát triển trí óc, hướng đến sự phát triển cân bằng của hai bán cầu não.
– Giáo dục tinh thần, giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm.
– Giáo dục thể chất thông qua những bài tập phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
– Giáo dục dinh dưỡng vì đây là 1 phần quan trọng cung cấp đầy đủ dưỡng chất, là nền tảng cho cơ thể trẻ phát triển. Dinh dưỡng quan niệm mới trong các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ đang phát triển hiện nay.
cac_phuong_phap_giao_duc_som (3)
Phương pháp giáo dục sớm Shichida

4. Phương pháp HighScope

Phương pháp giáo dục HighScope rất phổ biến tại Mỹ và các nước phương Tây. Được sử dụng cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học từ năm 1960. Đến nay, HighScope đã trở thành một trong những mô hình giáo dục nổi tiếng thế giới được sử dụng rộng rãi trong các trường mầm non quốc tế.
Phương pháp giáo dục sớm HighScope nhấn mạnh vào “cá nhân học tập chủ động”. Điều này có nghĩa trẻ sẽ tiếp thu tốt nhất khi chủ động tham gia vào quá trình học tập cũng như chủ động lựa chọn và làm theo kế hoạch của chính bản thân mình. Các em có thể tự xây dựng kho tàng kiến thức của riêng mình bằng cách tương tác với thế giới xung quanh. Với phương pháp này, người lớn chỉ đóng vai trò xác nhận lại những kiến thức và giúp trẻ mở rộng ở các cấp độ tiếp theo.
cac_phuong_phap_giao_duc_som (3)
Phương pháp giáo dục sớm HighScope

5. Phương pháp Reggio Emilia

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia được đặt tên theo một thành phố ở miền Bắc nước Ý. Nơi đây từng hứng chịu những hậu quả nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng bằng tình yêu thương và niềm hy vọng vào thế hệ tiếp theo, dù không có trường học hay giáo án, các ông bố, bà mẹ ở đây vẫn luôn đồng hành cùng con trong quá trình học tập. Họ cùng con tự mình đặt ra câu hỏi và tìm hiểu đáp án, học tập từ những tình huống trong thực tế cuộc sống.
Chính vì vậy, nguyên tắc của phương pháp Reggio Emilia lấy học sinh làm trung tâm, tạo cho trẻ không gian tự chủ khám phá, tìm tòi, đặt câu hỏi và tự đề xuất phương án giải quyết. Trẻ được tự do lựa chọn chủ đề học, cách biểu đạt và ý kiến cá nhân của trẻ luôn được tôn trọng. Trong khi giải quyết thắc mắc và công việc của mình, các em sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ và ngôn ngữ biểu đạt khác nhau. Do vậy sự sáng tạo và khả năng của trẻ sẽ được khai phá tối đa.
cac_phuong_phap_giao_duc_som (2)
Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia

6. Phương pháp giáo dục sớm STEAM

STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART (nghệ thuật). Trong đó, STEAM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – Kỹ thuật và Mathematics – Toán học. STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của trường Thiết kế Rhode Island (Mỹ). Sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ.
Đây là một phương pháp giáo dục kiểu mới. Trong đó, áp dụng và kết hợp các yếu tố Khoa học (S), Công nghệ (T), Kỹ thuật (E), Nghệ thuật (A) và Toán học (M) để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn đếm số để đánh giá sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng. Trong đó, quá trình học tập và kết quả được xem trọng như nhau.
cac_phuong_phap_giao_duc_som (1)
Phương pháp giáo dục sớm STEAM
Những phương pháp giáo dục sớm đều có chung mục đích là giúp bé phát triển tối đa tiềm năng não bộ cả về tư duy và cảm xúc trong giai đoạn vàng. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những đặc điểm và cách áp dụng riêng, bố mẹ cần tìm hiểu thật kĩ để lựa chọn cho mình một phương pháp giáo dục sớm áp dụng phù hợp cho bé yêu của mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIÁO DỤC QUỐC TẾ GDKIDS

Kênh chia sẻ kinh nghiệm đồng hành cùng Ba mẹ “Nuôi dạy con” phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman chất lượng, uy tín hàng đầu Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *